Thép là hợp kim với thành phần chính là sắt (Fe), với cacbon (C), từ 0,02% đến 2,14% theo trọng lượng, và một số nguyên tố hóa học khác.
Chúng làm tăng độ cứng, hạn chế sự di chuyển của nguyên tử sắt trong cấu trúc tinh thể dưới tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau.
Số lượng khác nhau của các nguyên tố và tỷ lệ của chúng trong thép nhằm mục đích kiểm soát các mục tiêu chất lượng như độ cứng, độ đàn hồi, tính dễ uốn, và sức bền kéo đứt. Thép với tỷ lệ cacbon cao có thể tăng cường độ cứng và cường lực kéo đứt so với sắt, nhưng lại giòn và dễ gãy hơn.
Tỷ lệ hòa tan tối đa của carbon trong sắt là 2,14% theo trọng lượng (ở trạng thái Austenit) xảy ra ở 1.147 độ C; nếu lượng cacbon cao hơn hay nhiệt độ hòa tan thấp hơn trong quá trình sản xuất, sản phẩm sẽ là xementit có cường lực kém hơn.
Pha trộn với cacbon cao hơn 2,06% sẽ được gang. Thép cũng được phân biệt với sắt rèn, vì sắt rèn có rất ít hay không có cacbon, thường là ít hơn 0,035%.
Ngày nay người ta gọi ngành công nghiệp thép (không gọi là ngành công nghiệp sắt và thép), nhưng trong lịch sử, đó là 2 sản phẩm khác nhau.
Ngày nay có một vài loại thép mà trong đó cacbon được thay thế bằng các hỗn hợp vật liệu khác, và cacbon nếu có, chỉ là không được ưa chuộng.
Hiện nay, trên thế giới có hai phương pháp chính được dùng để sản xuất thép, đó là sản xuất thông qua lò cơ bản (BOF) và thông qua lò hồ quang điện (EAF).
Sự khác biệt lớn nhất của hai phương pháp này đó là sự tham gia của các thành phần nguyên vật liệu đầu vào trong quá trình sản xuất.
Nguyên vật liệu tham gia vào qúa trình sản xuất của lò Oxi cơ bản đó là quặng sắt, than đá, thép phế liệu, trong khi đó, thành phần nguyên vật liệu được sử dụng chủ yếu ở lò hồ quang điện đó là thép phế liệu.
Tùy thuộc vào mục đích của nhà sản xuất cũng như số lượng thép phế liệu có sẵn để điều chỉnh tăng hoặc giảm các thành phần nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất một cách phù hợp nhất.
– Khối lượng thép tấm(kg) = Độ dày (mm) x Chiều rộng (mm) x Chiều dài (mm) x 7.85 (g/cm3).
– Khối lượng thép ống(kg) = 0.003141 x Độ dày (mm) x Đường kính ngoài (mm) – Độ dày (mm)} x 7.85 (g/cm3) x Chiều dài (mm).
– Khối lượng thép hộp vuông (kg) = [4 x Độ dày (mm) x Cạnh (mm) – 4 x Độ dày (mm) x Độ dày (mm)] x 7.85(g/cm3) x 0.001 x Chiều dài(m).
– Khối lượng hộp chữ nhật (kg) = [2 x Độ dày (mm) x {Cạnh 1(mm) +Cạnh 2(mm)} – 4 x Độ dày(mm) x Độ dày (mm)] x 7.85 (g/cm3) x 0.001 x Chiều dài(m).
– Khối lượng thanh la (kg) = 0.001 x Chiều rộng (mm) x Độ dày (mm) x 7.85 (g/cm3) x Chiều dài(m).
– Khối lượng thép đặc vuông(kg) = 0.0007854 x Đường kính ngoài (mm) x Đường kính ngoài (mm) x 7.85 (g/cm3) x Chiều dài (m).
Dùng trong đó gói sử dụng dây đai thép đai kiện hàng có trọng lượng và khối lượng lớn.
Kiến trúc: Thép có tính chất cứng, có khả năng làm khung sườn cho tòa nhà tốt, do đó, thép có mặt 25% trong xây dựng.
Thanh đỡ: Thép có sức uốn cong, đàn hồi, dẻo dai, cứng, liên kết tốt với bê tông, là lý do để thép có mặt 44% trong xây dựng. Ngoài ra, thép có chi phí và hệ số giãn nở nhiệt thấp (hệ số giãn nở nhiệt là một đại lượng vật lý đặc trưng cho sự thay đổi kích thước khi nhiệt độ thay đổi).
Bê tông cốt thép là loại vật liệu chính để sử dụng làm móng và tầng hầm trong các tòa nhà.
Sản phẩm tấm: 31% sản phẩm tấm làm từ thép được ứng dụng trong xây dựng như trần nhà, xà gồ, tường bên ngoài tòa nhà, mái nhà và tấm ốp, tấm cách điện phía bên ngoài tòa nhà.
Thép còn được sử dụng để làm thiết bị điều hòa, máy sưởi và ống dẫn bên trong tòa nhà.
Thép được sử dụng để làm đường ray xe lửa, cầu thang, giường kệ.
Kết nối giao thông:
Thép được sử dụng để xây cầu, đường hầm, đường ray xe lửa, trạm tiếp nhiên liệu, nhà ga, sân bay, cổng. Thép được sử dụng để làm ống dẫn nước, ống dẫn gas, trạm điện, nhà bơm…
Chú thích:
Thép được ứng dụng trong các lĩnh vực:
Trên đây là cách tính khối lượng thép chi tiết và chính xác nhất và những thông tin hữu ích về thép.
Tham khảo những sản phẩm được làm từ thép không gỉ chất lượng cao của Panaximco Hưng Thịnh.
Website: panaximco.vn
Bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề đai kiện hàng hóa? Bạn chưa có một phương pháp cụ thể…
Dây đai buộc hàng có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như nhựa polypropylene (PP), polyester…
Đóng gói là một bước quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm của một doanh nghiệp. Việc chọn lựa…
Dây đai nhựa PP là gì? Nguyên liệu làm nên dây đai nhựa PP là gì? Dây đai nhựa PP…
Says Morgan Fraud, the author of The Thinking Corporation, “Given that we are all capable of contributing new ideas, the…
Many businesses, large and small, have a huge source of great ideas that can help them improve, innovate, and grow,…